HỌ NHÀ CHUỘT
Họ Chuột (Muridae) là họ động vật ăn tạp và là động vật gặm nhấm lớp thú lớn nhất hành tinh, hơn 1383 loài đã được phát hiện trên toàn cầu, nhiều nhất bao gồm loài chuột nhắt, chuột cống, chuột nhảy……..
Một loạt các thói quen ăn uống được tìm thấy trong các loài chuột, từ các loài ăn thực vật và ăn tạp đến các loài chuyên chỉ ăn giun đất, một số loài nấm hoặc các côn trùng thủy sinh. Đa số các chi tiêu ăn thực vật và các động vật không xương sống nhỏ, thường lưu trữ hạt giống và các chất thực vật khác để tiêu thụ vào mùa đông. Chuột có hàm răng sciur (một đặc tính tổ tiên trong loài gặm nhấm) và hiện diện khoảng cách giữa hai răng. Chuột còn thiếu răng nanh và răng hàm. Nói chung, ba răng hàm (đôi khi chỉ có một hoặc hai) được tìm thấy, và bản chất của răng hàm thay đổi theo chi và thói quen ăn uống.
Một số loài chuột là động vật xã hội, còn một số loài khác là động vật sống đơn độc. Con cái thường sinh vài lứa hằng năm. Ở những vùng ấm áp, việc sinh sản có thể xảy ra quanh năm. Mặc dù tuổi thọ của đa số các chi thường chỉ ít hơn hai năm, loài chuột có khả năng sinh sản cao và quần thể của chúng có xu hướng tăng nhanh, và rồi sau đó giảm mạnh khi nguồn thức ăn bị cạn kiệt. Điều này thường thấy trong một chu kỳ ba đến bốn năm.
Bệnh do hantavirus
Theo bác sĩ Cấp, đây cũng là bệnh hay lây từ chuột sang người; chủ yếu lây qua đường hô hấp; người bệnh hít phải bụi, phân, chuột hoặc hơi nước tiểu chuột bốc lên có thể nhiễm bệnh. Nếu bị chuột nhiễm virus hanta cắn cũng có thể truyền bệnh.
Tỷ lệ chuột ở một số địa phương miền Bắc mang virus này là khoảng 5-15% theo thống kê của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Nguy cơ lây bệnh chủ yếu từ chuột hoang, chuột nhà có thể nhiễm virus này nếu tiếp xúc với chuột hoang.
Bệnh khởi phát sau 10-20 ngày, bệnh nhân có biểu hiện sốt, sau đó đau cơ, đau đầu, chán ăn, buồn nôn. Nhiều trường hợp đau bụng dễ nhầm đau bụng do các nguyên nhân khác.
Số ít bệnh nhân có thể diễn biến ngày càng nặng lên như viêm phổi, suy thận, một số có thể suy tim. Phát hiện bệnh muộn, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 6-10%. Bệnh do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu.
Bệnh leptospira
Bệnh lây qua nước tiểu chuột. Chuột mang xoắn khuẩn này đi tiểu vào cống rãnh, người lội cống rãnh chân tay có vết thương rất dễ xâm nhập, hay gặp công nhân phải lội nước bẩn. Vào mùa mưa đôi khi nước tràn dềnh lên, người dân lội nước bẩn có thể bị lây bệnh.
Sau khi bị nhiễm khuẩn này 7-10 ngày, người bệnh có dấu hiệu sốt, có thể chảy máu cam, xuất huyết kết mạc, vàng da. Thường đa số người bệnh tự khỏi, một số diễn biến nặng, có thể dẫn đến suy thận, suy gan, rối loạn đông máu, chảy máu.
Phát hiện bệnh sớm thì điều trị đơn giản với kháng sinh thông thường như penicillin, teracylin. Ngược lại chẩn đoán muộn, khi bệnh nhân đã suy thận điều trị hết sức khó khăn, tỷ lệ tử vong cao.